MỘT SỐ THÔNG TIN THUẬT NGỮ VẬN TẢI

1.ĐƯỜNG BỘ
– Trucking: Vận tải kéo container
– Pick up: Vận tải xe cở nhỏ
– Vandor: Người khai thác xe – chủ yếu là xe tải
– Rơ – mooc: Là một bộ phân tách riêng ra của xe đầu kéo, có nhiều loại rơ – mooc khác nhau: mooc xương (dùng chở cont bình thường); mooc sàn (dùng chở cont, chở các hàng thiết bị nhỏ chưa đạt tới mức siêu trường siêu trọng); mooc lùn (dùng chỏ cont flatrack; thiết bị siêu trường siêu trọng); mooc rút ( là loại sơ mooc có thể rút ra thêm chiều dài dùng để chở các thiết bị siêu trường về chiều dài); trailer ( rơ mooc chuyên dụng chở các thiết bị thiên về siêu trọng; thương là dùng thủy lực để nâng khối trọng)

– Siêu trường siêu trọng: kiện hàng có kích thước vượt chuẩn sau: dài 20m, rộng 2.5m, cao 4.5m, nặng 32 tấn. (07/2010/TT-BGTVT)
– Container: là phương tiện chứa đựng hàng, gồm có một số loại cơ bản: Container thường (20’; 40’; 45’) kính bốn phía; container lạnh (20’;40’) giống như container thường nhưng được kèm theo máy phát điện thường được sơn màu trắng và mặt phẳng ; container flacrack (20’, 40’) dùng để chứa các hàng máy móc thiết bị quá khổ quá tải; container bồn (20’, hiếu có 40’) dùng để chưa hóa chất dạng lỏng; container lồng (40’, hiếm có 20’) dùng để chứa súc vật sống.

2 .ĐƯỜNG SÔNG
– Sà Lan: là phương tiện nổi gồm có hai loại tự hành và không tự hành (potton); theo quy định đăng kiểm của Việt Nam thì sà làn được cho là phương tiện không chạy được nó cũng được xếp vào một dạng tàu biển.
– Đầu kéo: là nhưng tàu có kích thước nhỏ nhưng công suất lớn dùng để kéo các phương tiện khác trên sông, dùng để lai dắt các con tàu phương tiện khác. Đùng kéo sà lan, áp mạn cho tàu lớn cập cầu cảng.
– Tàu biển pha sông (tàu sông pha biển): là phương tiện có khả năng và đủ chuẩn để tham gia giao thông đường sông và đường biển loại tàu này thường là tàu F1,F2.
– Ca nô cánh gầm: ca nô du lịch chạy trên sông sài gòn hầu hết là loại cánh ngầm.

3.ĐƯỜNG BIỂN
– Tàu chuyên dụng: Tàu container: Tàu container là tàu chuyển dụng để chở container, tàu container được xếp vào tàu bách hóa (tàu tổng hợp), nhưng vì tính chuyên dụng và xu thế dần dần nó được tách riêng ra một nhóm; Tàu chở dầu: tàu chở dầu là tiền thân của tàu container, tàu chở dầu dùng chuyển để chờ dầu có hai đáy; Tàu ro – ro: dùng để chở các phương tiện vận tải như các loại xe ô tô nguyên chiếc, chở sà làn, chở súc vật. Tàu bồn chở hóa chất, nhiêu liệu: tàu có các bồn gắng liền với thân tàu thường có màu trắng.
– Tàu hàng rời: là loại tàu bách hóa, dùng chở các hàng rời nhiều mặt hàng trên một con tàu, bố trí hàng trên tàu thì đại phó sẽ đảm nhận việc này.
– Quốc tịch tàu: mỗi con tàu sẽ được đăng ký quốc tích như đăng ký cho quốc tích người, tàu đăng ký quốc tịch nào thì treo cờ nước đó, quốc tịch tàu và quốc tịch chủ tàu không có liên quan.
– DWT: Tổng trọng tải của tàu bao gồm hàng hóa, thuyền viên, hành lý, nhiên liệu … nói tóm lại là tất cả mọi thứ trên tàu chở được.
– Hải đồ: là bản đồ biển, là một bản đồ thể hiện các yêu tốt hải văn gồm phao tiêu, cột đèn, đảo, mực nước …
– Dằn ballast: là bơm nước vào tàu nhằm hạ thấp trọng tâm tàu, và giảm chiều cao tĩnh không của tàu.
– Đường mớn nước: bên thân tàu sẽ có đường mướn nước, đường mướn nước được sơn các màu khác nhau (liên tưởng đến câu chuyên Lương Thế Vinh cân voi). Thể hiện mực nước tàu chiếm dụng và có thể hiện mực nước cho phép hành hải tại các vùng biển có độ muối khác nhau.
– Bill off lading: Vận đơn đường biển là hợp đồng vận tải chứng nhận cho việc nhần vận chuyển hàng của người vận chuyển. Có nhiều loại b/l: Vận đơn gốc (vận đơn này thể hiện quyền sở hửu hàng, có quyền chuyển nhượng mua bán); Surrendered B/L chỉ có chứ năng thể hiện thông tin vận chuyển thường được đóng dấu surrender lên trên.
– Telex release: điện giao hàng, thường gắn liên với Surrendered B/L, khi hàng đến bên cảng đích thì hãng tàu cảng khỏi hành cần có điện báo gửi cho bên cảng đích cấp D/O cho người nhận hàng. Nếu lấy bill gốc khỏi cần mất phí này.
– THC (terminal handling charge): phí này là cảng thu hảng tàu, hãng tàu thu lại khách hàng, phí này là gồm: lưu bãi trong cảng, xếp/dỡ container lên/xuống tàu. Thường bảo là free DEM bao nhiêu ngày trên thực tế là đã tính vào THC.

4.ĐƯỜNG KHÔNG
– Máy bay chia ra hai loại: chuyển chở người và chuyển chở hàng, chỉ có Việt Nam mới ghép chung lại (nghèo mà).
– Container: hàng không cũng có container khác với đường biển là vị trí container của đường không sẽ cố định vì để tiết kiệm diện tích và thích ứng với kết cấu nhiều hình ống trụ và đặc biệt của thân máy bay.
– AWB (air way bill): là hợp đồng chứng nhận việc vận chuyển hàng của nhà vận tải hàng không. AWB không chuyển nhượng được (NOT NEGOTIABLE) và có rất nhiều liên đủ các kiểu, và khác với đường biển b/l của hàng không sẽ được gửi kèm cùng hàng (có 1 liên được gửi cùng hàng).
– Số Bill: có 11 số, 3 số đầu chỉ line, tiếp theo là các số chỉ chuyến bay, …
– Thuật ngữ viết tắt trong hàng không:
+ AWB: ari way bill
+ CDS: cargo damage survey
+ EVT: Elevating transfer vehicle
+ ECAA: European common aviation area
+ HWB: House air waybill
+ NOTOC: special load – Notification to captain
+ RAM/RAMP: Bộ phận phục vụ sân đố
+ RFS: Road feeder service
+ Trolley: thiết bị chất xếp
+ ULD: Unit load device
+ UPU: Universal postal union
+ VCT: Vehicle controll ticket

print

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *